Dịch bệnh trên loài hoang dã
Dịch bệnh trên loài hoang dã

Dịch bệnh trên loài hoang dã

Dịch bệnh trên loài hoang dã (Wildlife disease) là các dịch bệnh diễn ra từ các quần thể động vật hoang dã và lây lan lẫn nhau. Động vật hoang dã, động vật thuần hóa, được nuôi nhốt và con người đã và đang có chung một số lượng lớn và ngày càng tăng các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng được gọi là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người xuất phát từ động vật lây truyền bệnh (Zoonoses)[1]. Sự toàn cầu hóa liên hồi của xã hội, sự gia tăng dân số của con người và sự thay đổi cảnh quan và môi trường sinh thái liên quan làm tăng thêm mối quan hệ tương tác giữa con người và các động vật khác, do đó tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh thêm[2][3].Các bệnh đương thời có nguồn gốc từ động vật bao gồm SARS, bệnh Lymevi rút Tây sông Nile là những căn bệnh đáng chú ý[4]. Dịch bệnh xuất hiện và hồi sinh trong các quần thể động vật hoang dã được coi là một chủ đề quan trọng đối với các nhà bảo tồn, vì những dịch bệnh này mà hoành hành thì có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của các quần thể bị ảnh hưởng và sự tồn tại lâu dài của một số loài[5]. Những thí dụ về các bệnh như vậy bao gồm bệnh chytridiomycosisđộng vật lưỡng cư; bệnh gầy còm mãn tính ở hươu (CWD); hội chứng mũi trắng ở dơi (WNS); và bệnh u mặt quỷ (DFTD) ở loài quỷ Tasmania[6]